Tuyến tiền liệt có 3 bệnh lý phổ biến là viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Các bệnh về tuyến tiền liệt đều có mức độ nguy hiểm và diễn biến bệnh khác nhau nhưng chúng lại có triệu chứng khá giống nhau gây nhầm lẫn với người bệnh. Vậy làm thế nào để phân biệt được các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt.
Mục lục
Tuyến tiền liệt ở nam giới
Tuyến tiền liệt là một tuyến nằm dưới bàng quang, nằm giữa 2 cơ nâng hậu môn, nằm trước túi tinh và trực tràng, nằm sau xương mu; các thùy của tuyến tiền liệt bao quanh một phần sau của ống niệu đạo (hay nói cách khác ống niệu đạo đi xuyên qua tuyến tiền liệt để nối với bàng quang).
Tuyến tiền liệt có 2 chức năng chính là: kiểm soát nước tiểu thông qua phần sau ống niệu đạo; tạo dịch nhầy trắng hòa vào tinh dịch nhằm nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng khỏi các tác nhân gây hại của cơ thể.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về tuyến tiền liệt, mời bạn xem chi tiết:
Các bệnh về tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt có xu hướng phát triển trong suốt cuộc đời nam giới. Trong quá trình phát triển chúng có thể “bị ốm” hoặc bị bệnh là điều không tránh khỏi. Cụ thể ở tuổi thanh niên, tuyến tiền liệt có thể bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn; khi về già tuyến tiền liệt bắt đầu các khối u lành tính hoặc ác tính.
Viêm tuyến tiền liệt: là tình trạng 1 hoặc cả 3 thùy của tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm, sưng đau khiến người bệnh đau đớn, việc tiểu tiện khó khăn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Phì đại tuyến tiền liệt: là hiện tượng các tế bào tuyến tiền liệt lành tính tiếp tục phát triển phình to khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên. Theo thời gian chúng tạo thành khối u xơ bên trong tuyến tiền liệt. Khối u xơ là khối u lành tính, ko phải là khối ung thư.
Phì đại tuyến tiền liệt còn nhiều tên gọi khác nhau như: phì đại tuyến tiền liệt lành tính, u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tuyến tiền liệt.
Ung thư tuyến tiền liệt: cũng là sự phình to của các tế bào tuyến tiền liệt nhưng khác với bệnh phì đại lành tính, ung thư tuyến tiền liệt hình thành bởi các tế bào tuyến tiền liệt bị đột biến gen (tế bào ung thư). Các tế bào này phát triển và lây nhiễm sang các tế bào lành tạo thành khối ung thư trong tuyến tiền liệt.
Sự khác biệt về triệu chứng bệnh tuyến tiền liệt
Nhận biết triệu chứng bệnh là cách nhận biết bệnh nhanh nhất. Tuy nhiên khác với các bệnh khác, bệnh về tuyến tiền liệt có nhiều triệu chứng giống nhau nên rất khó phân biệt, người bệnh chỉ có thể phân biệt chúng qua mức độ, tần suất xuất hiện. Dưới đây là một số triệu chứng, biểu hiện của từng bệnh về tuyến tiền liệt:
Viêm tuyến tiền liệt | Phì đại tuyến tiền liệt | Ung thư tuyến tiền liệt |
Có 3 dạng viêm tuyến tiền liệt thường gặp. Ở mỗi dạng, các triệu chứng bệnh sẽ biểu hiện ra khác nhau:
Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn cấp tính: Các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính xuất hiện rất bất ngờ với các biểu hiện: sốt; rét; cảm giác giống như cảm cúm; tuyến tiền liệt, phần dưới thắt lưng hoặc vùng sinh dục có cảm giác đau; tiểu rắt; đi tiểu khó khắn; đau khi xuất tinh; thỉnh thoảng trong tinh dịch hoặc nước tiểu có máu. Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mãn tính: Các triệu chứng ở dạng này gần giống với viêm tuyến tiền liệt cấp tính nhưng triệu chứng tiến triển chậm hơn. Đặc điểm của viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn là viêm kéo dài kèm theo các cơn đau từng đợt cách quãng. Sốt nhẹ, thường hay đi tiểu đêm và kéo theo cả viêm bàng quang tái phát cũng là những biểu hiện thường thấy. Viêm tuyến tiền liệt mãn tính không do khuẩn:Biểu hiện và triệu chứng bệnh khá giống với dạng 2, nhưng người mắc bệnh không bị sốt. Tính chất khác nhau chủ yếu là không thấy vi khuẩn khi làm xét nghiệm nước tiểu và trong dịch của tuyến tiền liệt. Đôi khi sẽ có các tế bào mủ trong nước tiểu. |
Tiểu khó: Đây là tình trạng khi bạn đi tiểu mà tiểu không được, phải đứng rất lâu mới có thể tiểu, khi tiểu thì dòng nước tiểu nhỏ, yếu, không có lực.
Tiểu són: Là tình trạng tiểu không tự chủ, nước tiểu tự chảy ra khi ngủ. Tiểu ngắt quãng: Sỏi bàng quang thường là biến chứng đi kèm với phì đại tuyến tiền liệt, biến chứng này gây ra hiện tượng tiểu ngắt quãng. Bí tiểu: Người bệnh mót đi tiểu nhưng không thể tiểu tiện được Đi tiểu nhiều lần: Người bình thường đi tiểu một ngày từ 6-8 lần, nhưng ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, số lần đi tiểu tăng lên nhiều lần. Lúc nào cũng cảm giác buồn đi tiểu, khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn. Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân mắc phì đại tuyến tiền liệt còn có những biểu hiện rối loạn tiểu tiện khác như: Tiểu đêm nhiều lần, tiểu không hết, có thể tiểu ra máu do huyết quản dãn nở, đứt vỡ. |
Ung thư tuyến tiền liệt là một loại ung thư tiến triển âm thầm, lặng lẽ phá hủy đường niệu. Vì thế, rất nhiều trường hợp, triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh đã di căn. Trong khi đó, những triệu chứng về đường niệu đạo lại rất nhẹ nhàng, thường làm bệnh nhân không chú ý. Có thể kể đến như:
Khó đi tiểu kèm theo đau vùng niệu đạo, tầng sinh môn hoặc hậu môn khi đi tiểu xong. Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tiền liệt còn có thể gây ra triệu chứng đái rắt về đêm, sau đó là cả ngày. Tiểu ra máu cũng là một triệu chứng nhưng ít gặp. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị táo bón mạn tính, cảm giác buốt, mót rặn. |
Nguyên nhân gây các bệnh về tuyến tiền liệt
Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh tuyến tiền liệt để có hướng phòng ngừa cũng như sớm phát hiện điều trị bệnh kịp thời nhé:
Viêm tuyến tiền liệt | Phì đại tuyến tiền liệt | Ung thư tuyến tiền liệt |
Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền tiền liệt cấp tính là do nhiễm trùng đường tiểu, đường niệu đạo hoặc nhiễm trùng qua quan hệ tình dục, một số rất ít trường hợp là bị nhiễm trùng qua đường máu.
Với viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn từ dưới lên, kèm theo các bệnh hoa liễu sau các cuộc “yêu”. Với bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn thì việc tìm nguyên nhân bệnh rất khó |
Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa, phì đại tuyến tiền liệt xảy ra chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi nam giới đến tuổi trung niên. Ngoài ra, phì đại tuyến tiền liệt cũng thường được phát hiện ở những người có cuộc sống không khoa học, không điều độ như:
|
Sau nhiều công trình nghiên cứu, người ta đã tìm thấy một số biến đổi về gen di truyền được cho là có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Cùng với đó, chế độ ăn uống cũng có thể được coi là một yếu tố xem xét làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, có thể kể đến như:
Ngoài ra, độ tuổi, vùng địa lý, lịch sử gia đình…cũng là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. |
Phương pháp điều trị từng bệnh về tuyến tiền liệt
Ở mỗi loại bệnh và mỗi giai đoạn bệnh khác nhau thì đều có những phương pháp điều trị phù hợp theo từng mức độ bệnh. Cụ thể:
Viêm tuyến tiền liệt | Phì đại tuyến tiền liệt | Ung thư tuyến tiền liệt |
Viêm tuyến tiền liệt vi khuẩn cấp tính, mãn tính do vi khuẩn:
Viêm tuyến tiền liệt dạng này thường được điều trị bằng kháng sinh. Nếu có triệu chứng nghiêm trọng hoặc điều trị bằng thuốc uống không đáp ứng, người bệnh phải nhập viện để tiêm thuốc. Khi tình trạng được ổn định sẽ tiếp tục điều trị bằng kháng sinh. Qúa trình điều trị thường là 2-4 tuần và phải dùng đủ liều theo đơn kê của bác sĩ. Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn cũng có thể điều trị bằng kháng sinh. Nhưng thời gian điều trị lâu hơn. Viêm tuyến tiền liệt mãn tính Viêm tuyến tiền liệt mãn tính rất khó để điều trị hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Hiện tại, phương pháp điều trị chủ yếu đó là:
|
Có 3 phương pháp chính trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt:
Điều trị bằng Tây Y: Alpha 1 và 5 alpha reductase là 2 nhóm thuốc chính. Nhóm ức chế alpha 1 có tác dụng làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt, giãn cơ thành mạch và cổ bàng quang. Nhóm thuốc này không làm khối u xơ của tình trạng phì đại tiêu biến đi mà chỉ giúp cho bạn tiểu tiện được dễ dàng hơn. Loại thuốc này nếu sử dụng lâu dài cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như: giảm huyết áp hay xuất tinh ngược dòng. 5 alpha reductase: có thể được kê dùng kết hợp với nhóm ức chế alpha 1. Thuốc có tác dụng ngăn chặn những thay đổi nội tiết gây tăng trưởng tuyến tiền liệt. Và loại thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ như: giảm ham muốn tình dục, liệt dương, rối loạn chức năng cương dương, xuất tinh ngược dòng… Điều trị bằng thuốc Nam: Tại Việt Nam, trinh nữ hoàng cung và náng hoa trắng là hai loại thuốc được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, theo nhiều thử nghiệm lâm sàng, náng hoa trắng có tác dụng hơn hẳn trinh nữ hoàng cung về hiệu quả điều trị. Và để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng náng hoa trắng, hiện nay người ta đã nghiên cứu chiết xuất náng hoa trắng thành các sản phẩm dưới dạng viên nang thảo dược, giúp bệnh nhân dễ hấp thu các thành phần của thuốc cũng như không gây nên tác dụng phụ. Điều trị bằng phẫu thuật: Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị phì đại tuyến tiền liệt, việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật cần dựa vào:
Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, bất kỳ phương pháp phẫu thuật tuyến tiền liệt nào cũng có thể gây ra những biến chứng trong và sau mổ.
|
Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 3 phương pháp sau: phẫu thuật, điều trị nội tiết hoặc xạ trị. Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ tất cả toàn bộ tuyến tiền liệt và nạo hạch chậu để lấy bướu khỏi cơ thể, phương pháp này áp dụng trong những trường hợp bệnh sớm và người bệnh còn sức để mổ. Xạ trị: phương pháp này được dùng khi bướu còn tại chỗ, chưa di căn hạch hoặc chưa di căn xa. Căn cứ từng trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định dạng xạ trị khác nhau. Điều trị nội tiết: Phương pháp này được xem là tiêu chuẩn vàng cho ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển. Tuy nhiên, khi điều trị nội tiết liên tục, các tác dụng phụ của liệu pháp sẽ cùng tăng theo. Điều trị hóa chất: Đây không phải là biện pháp bước đầu được các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn vì loại ung thư này thường rất nhạy cảm với nội tiết tố. Các phương pháp điều trị khác: Ngoài ra, gần đây phương pháp đông băng, đốt cao tần cũng được đề xuất áp dụng. Tuy nhiên tất cả đều đang ở trong giai đoạn thí nghiệm, chưa có bằng chứng khoa học chính xác. |
Tìm hiểu chi tiết:
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng