U tuyến tiền liệt là gì? Ở nam giới thường bị mắc những loại u tuyến tiền liệt nào? Vì sao nam giới thường bị mắc các bệnh u tuyến tiền liệt ở độ tuổi trung niên? Và phải làm sao khi mắc u tuyến tiền liệt?… là những câu hỏi rất thường gặp. Mời bạn cùng tuyentienliet.com.vn tìm lời giải đáp cho những thắc mắc trên cũng như tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh u tuyến tiền liệt ở nam giới nhé.
Mục lục
Tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt ở nam giới là một tuyến nằm trước túi tinh và trực tràng, nằm dưới bàng quang và nằm sau xương mu đồng thời bao quanh một phần ống niệu đạo sau. Nó có 2 vai trò chính là:
- Sản xuất dịch nhầy màu trắng hòa lẫn vào tinh dịch nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng.
- Co bóp và kiểm soát nước tiểu, ngăn không cho nước tiểu và tinh dịch đi ra ngoài cơ thể cùng một thời điểm.
Để tìm hiểu chi tiết về vai trò, chức năng quá trình phát triển của tuyến tiền liệt ở nam giới, mời bạn tìm đọc dưới đây:
U tuyến tiền liệt ở nam giới
U tuyến tiền liệt là gì?
U tuyến tiền liệt là hiện tượng tuyến tiền liệt tăng sinh nhanh, phình to về kích thước tuyến tiền liệt từ đó làm xuất hiện các khối u trong tuyến tiền liệt. U tuyến tiền liệt thường xảy ra khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên (ngoài 50 tuổi).
Có 2 loại u thường gặp ở bệnh u tuyến tiền liệt nam giới là:
- U tuyến tiền liệt lành tính (hay còn gọi là bệnh phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tiền liệt tuyến)
- U tuyến tiền liệt ác tính (chính là bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tiền liệt tuyến).
U tuyến tiền liệt lành tính (Phì đại tuyến tiền liệt)
U tuyến tiền liệt lành tính hay còn có các tên gọi Y khoa như: bệnh phì đại tuyến tiền liệt, bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính, bệnh u xơ tiền liệt tuyến, u xơ tuyến tiền liệt.
Nguyên nhân gây u tuyến tiền liệt lành tính là do khi bước vào độ tuổi trung niên, các bộ phận trong cơ thể nam giới bắt đầu bị thoái hóa và suy yếu dần trong đó có tuyến tiền liệt. Nhưng khác với các cơ quan khác, tuyến tiền liệt xảy ra hiện tượng “lão hóa ngược” bằng việc các tế bào tuyến tiền liệt lớn lên, phát triển nhanh chóng (nhưng không phải ung thư) khiến kích thước tuyến tiền liệt phình to gây ra khối u lành tính hay chính là u xơ tuyến tiền liệt.
Một số triệu chứng u tuyến tiền liệt lành tính
Tuyến tiền liệt phình to về kích thước làm chèn ép, tác động vào bàng quang, niệu đạo. Từ đó gây rối loại đường tiểu tiện và làm xuất hiện một loạt các chứng liên quan đến hệ đường tiểu như:
- Bí tiểu hoặc bí tiểu cấp tính
- Tiểu nhiều lần cả ngày và đêm
- Tiểu ngắt quãng
- Tiểu rắt kèm tiểu buốt
- Ứ đọng nước tiểu trong bàng quang…
- Cảm giác tiểu ngập ngừng, tiểu không hết
- Lượng nước tiểu đi mỗi lần ít, chỉ khoảng 50 – 100 ml/lần.
U tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt)
Nếu kéo dài không đường điều trị kịp thời, phì đại tuyến tiền liệt có thể gây các biến chứng như: làm tổn thương bàng quang, sỏi bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc có thể gây suy thận cấp, suy thận mạn tính làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh.
Để tìm hiểu chi tiết về khối u tuyến tiền liệt lành tính, mời bạn cùng xem:
U tuyến tiền liệt ác tính ở nam giới
U tuyến tiền liệt ác tính chính là một tên gọi khác của bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Cũng là do sự thoái hóa tuyến tiền liệt ở độ tuổi trung niên, nhưng ở bệnh u tuyến tiền liệt ác tính, các tế bào tuyến tiền liệt bị đột biến gen thành các tế bào ung thư. Chúng trú ngụ trong tuyến tiền liệt và bắt đầu phân chia tế bào ung thư đồng thời xâm lấn các tế bào lành ở mô xung quanh, tạo thành khối ung thư trong tuyến tiền liệt.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể di căn khi kích thước khối u đủ lớn và cũng có thể gây tử vong cho người bệnh như các loại bệnh ung thư khác.
Các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt biểu hiện rất ít ở giai đoạn đầu (thường là không có triệu chứng gì) nhưng đến các giai đoạn nặng hơn bệnh có thể biểu hiện bằng các triệu chứng sau:
- Cảm giác tiểu không có lực
- Xuất hiện chứng tiểu rắt.
- Tiểu tiện khó khăn, người bệnh đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm
- Đi tiểu kèm theo máu khiến nước tiểu có màu hồng nhạt (có thể xuất hiện thường xuyên hoặc không thường xuyên tùy vào từng trường hợp bệnh nhân).
- Xuất hiện cả máu trong tinh dịch
- Bị đau ở lưng, hông và đùi trên thường xuyên.
Khối u tuyến tiền liệt ác tính phát triển lớn dần theo thời gian
Trên thực tế, các triệu chứng bệnh ung thư tuyến tiền liệt biểu hiện rất ít ở giai đoạn đầu (thường là không có triệu chứng gì). Chỉ khi bệnh nặng hơn thì các triệu chứng bệnh mới rõ ràng và xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Nhưng các dấu hiệu này giống với các chứng bệnh thông thường như nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương bàng quang, viêm bàng quang… nên người bệnh thường bị nhầm lẫn và chủ quan bỏ qua bệnh, không thăm khám kịp thời khiến bệnh có cơ hội phát triển lên các giai đoạn nặng.
Một số biến chứng, di căn ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối như:
- Các tế bào ung thư tuyến tiền liệt di căn sang xương gây bệnh đau nhức xương.
- Tế bào u tuyến tiền liệt ác tính di căn vào tủy sống chèn vào tủy sống và các dây thần kinh khiến người bệnh bị yếu chân, khó đi lại tự nhiên…
- Có thể gây tử vong trong trường hợp bệnh quá nặng.
Xem thêm: Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh u tiền liệt tuyến
Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng tới u tiền liệt tuyến như: tuổi tác, di truyền, sự thay đổi hormon, chế độ ăn và lối sống, bệnh lý mạn tính béo phì, yếu tố chủng tộc, môi trường sống.
Tuổi tác: Có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng u tiền liệt tuyến thường xảy ra ở nam giới cao tuổi. Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 50 và đến 60 tuổi, tuy nhiên ở một số người lại không có triệu chứng và khó phát hiện bệnh.
Thay đổi nội tiết: Ở độ tuổi trên 50 tuổi, nội tiết thay đổi hàm lượng hormon Testosteron giảm và oestrogen tăng.
Oestrogen có tác động gián tiếp làm tăng tính nhạy cảm của Dihyrotestosteron (DTH) gây tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.
Ở người cắt tinh hoàn sẽ không có hiện tượng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (u tuyến tiền liệt lành tính).
Yếu tố di truyền: Di truyền cũng được cho là có vai trò nhất định đối với u tiền liệt tuyến. Nam giới có người thân như cha bị u xơ tiền liệt tuyến thì khả năng cao người nam này cũng sẽ bị u tiền liệt tuyến.
Béo phì: Đàn ông béo phì trong thời gian dài có nguy cơ bị u tiền liệt tuyến do béo phì làm tăng các rối loạn tiểu tiện.
Yếu tố chủng tộc và vị trí địa lý sinh sống
Theo một vài nghiên cứu người da đen ở Bắc Mỹ có tỷ lệ u tuyến tiền liệt xấp xỉ người da trắng, còn người da đen Châu Phi có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Nói chung là cùng các yếu tố gia đình như nhau nhưng vị trí địa lý sinh sống là một yếu tố nguy cơ của u tiền liệt tuyến.
Dinh dưỡng
Trong khẩu phần ăn có ít mỡ thì khả năng bị tăng sinh tuyến tiền liệt ít hơn. Nếu ăn nhiều sữa, ít gạo, ít rau thì khả năng bị u xơ tiền liệt tuyến tăng cao.
Bệnh lý mạn tính
U tuyến tiền liệt thường tăng cao ở người bị xơ gan, đái tháo đường, viêm tuyến tiền liệt, bệnh tim mạch.
Lối sống
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thường xuyên hoạt động thể chất cũng làm giảm nguy cơ bị u xơ tuyến tiền liệt đến 25%.
Một số yếu tố khác
Quan hệ tình dục quá nhiều hoặc không quan hệ tình dục đều làm tăng nguy cơ bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Ngoài ra với bệnh nhân tim mạch sử dụng thuốc chẹn beta cũng làm tăng nguy cơ u tiền liệt tuyến.
Biến chứng của u tiền liệt tuyến
U tuyến tiền liệt lành tính
Những biến chứng thường gặp trong u tuyến tiền liệt lành tính là:
- Đột ngột không có khả năng đi tiểu (bí tiểu): Bạn có thể cần phải đặt một ống (ống thông) vào bàng quang để thoát nước tiểu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Không có khả năng làm rỗng bàng quang hoàn toàn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong đường tiết niệu của bạn.
- Sỏi bàng quang: Do bàng quang không có khả năng làm rỗng hoàn toàn. Sỏi bàng quang có thể gây nhiễm trùng, kích thích bàng quang, tiểu ra máu và cản trở dòng chảy của nước tiểu.
- Tổn thương bàng quang: Bàng quang chưa làm rỗng hoàn toàn có thể căng ra và suy yếu theo thời gian. Kết quả là, thành cơ của bàng quang không còn co bóp đúng cách, khiến bạn khó đổ hết nước trong bàng quang.
- Thận hư: Áp lực trong bàng quang do bí tiểu có thể trực tiếp làm hỏng thận hoặc cho phép nhiễm trùng bàng quang đến thận.
U tuyến tiền liệt ác tính
Biến chứng nguy hiểm nhất chính là di căn ung thư. U tuyến tiền liệt ác tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ di căn sang các cơ quan lân cận hoặc có thể di căn qua đường máu, hệ bạch huyết đến xương và gây ra cho bệnh nhân những biến chứng đau nhức khó chịu, tăng nguy cơ gãy xương.
- Khi khối u phát triển tại xương, tủy bị tổn thương dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm, thiếu máu,
- Ung thư di căn tới huyết quản và xung quanh tuyến hạch, có thể gây cản trở việc lưu thông máu và bạch cầu, bệnh nhân sẽ xuất hiện phù chân,…
- Ung thư di căn đến phổi có thể gây ra đau ngực, nhiễm trùng phổi, hô hấp khó khăn, ho ra máu…
- Ung thư di căn đến gan có thể gây ra khó chịu ở vùng gan, vàng da…
- Ung thư di căn đến não gây ra đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tinh thần kém minh mẫn…
- Ung thư giai đoạn cuối bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng liên quan đến phổi như tràn dịch màng phổi, dịch ổ bụng, phù toàn thân,…
Ung thư tuyến tiền liệt khi đã di căn việc điều trị càng khó khăn, nguy cơ tử vong càng cao.
Ngoài ra còn có một số biến chứng đi kèm bao gồm:
- Rối loạn cương dương: đây là triệu chứng bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có thể gặp phải do sự xâm lấn của khối u hoặc do ảnh hưởng của quá trình điều trị bằng bức xạ hoặc hormone.
- Tiểu không kiểm soát: do thể tích khối u ngày một tăng lên, khiến cho niệu đạo bị chèn nhỏ lại, chính vì vậy mà bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt sẽ gặp phải các biến chứng liên quan đến rối loạn tiểu tiện
Cách phát hiện u tuyến tiền liệt ở nam giới
Người bệnh không thể tự phát hiện cũng như phân biệt u tuyến tiền liệt là u lành hay u ác mà cần đến thăm khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng để có kết luận chính xác nhất. Các phương pháp xét nghiệm thường được sử dụng như:
Thăm khám trực tràng: Đây là cách thăm khám lâm sàng nhằm kiểm tra trực quan kích thước tuyến tiền liệt từ bên ngoài.
Siêu âm: nhằm đo chính xác kích thước và trọng lượng tuyến tiền liệt, từ đó chuẩn đoán người bệnh có bị u tuyến tiền liệt hay không?
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm và đo chỉ số PSA (kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến) trong máu thể coi là “chìa khóa vàng” giúp xác định người bệnh bị mắc u xơ tiền liệt tuyến hay là ung thư tuyến tiền liêt? Cụ thể:
- Nếu chỉ số PSA < 4 ng/ml người bệnh không bị mắc ung thư tuyến tiền liệt.
- Chỉ số PSA > 10 ng/ml thì nguy cơ người bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt rất cao.
Phương pháp điều trị bệnh u tuyến tiền liệt
Do bản chất của 2 loại u tuyến tiền liệt là khác nhau, giai đoạn phát triển bệnh và mức độ nguy hiểm đều khác nhau nên các phương pháp điều trị bệnh cũng khác nhau tùy thuộc vào từng loại u tiền liệt tuyến.
Cách điều trị u tuyến tiền liệt lành tính
Có 2 phương pháp điều trị u tuyến tiền liệt lành tính được áp dụng phổ biến là: Dùng thuốc điều trị nội khoa từ bên trong cơ thể và phẫu thuật mổ cắt bỏ khối u lành tính.
Thuốc điều trị Tây y
Người bệnh có khối lượng u tuyến tiền liệt nhỏ (dưới <80g) có thể tham khảo các loại thuốc trị bệnh như alpha. Các loại thuốc ức chế alpha được dùng trong điều trị tăng sinh tuyến tiền liệt thường được sử dụng là :
- Loại ức chế alpha không chọn lọc: Phenoxybenzamin, Nicergoline, Thymoxamine.
- Loại ức chế chọn lọc trên alpha 1: Prazosin, Alphazosin, Indoramin.
- Loại ức chế alpha1 có tác dụng kéo dài: Terazosin, Doxazoxin, Tamsulosin.
Proscar (finasteride) thuốc ức chế men 5 alpha reductase làm giảm chất DHT. Tác dụng lớn nhất của Finasteride là làm cho tăng sản lành tính tuyến tiền liệt nhỏ đi, khoảng 24% sau 6 tháng điều trị.
Finasteride chỉ có tác động vào thành phần tuyến của u, không có tác động vào các tổ chức xơ hoặc viêm nhiễm hay gặp ở tăng sản lành tính tiền liệt tuyến.
Điều trị bằng thảo dược thiên nhiên
Cây náng hoa trắng là thảo dược thiên nhiên được biết tới những tác dụng tuyệt vời trong hỗ trợ điều trị phì đại (u xơ tiền liệt tuyến)
- Thông qua nghiên cứu so sánh, người ta nhận thấy hàm lượng lycorine có trong Náng hoa trắng cao hơn gấp 2-3 lần so với Trinh nữ hoàng cung. Vậy nên, nếu sử dụng Náng hoa trắng sẽ thu được hàm lượng chất nhiều hơn. (Nghiên cứu của Trần Bạch Dương và cộng sự vào năm 2001; nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt từ năm 2001 đến 2008 cùng nhiều nghiên cứu khác).
- Năng suất thu nguyên liệu của Náng hoa trắng cũng cao hơn nhiều so với Trinh nữ hoàng cung. Bởi Náng hoa trắng có biến động hàm lượng Lycorine theo vùng sinh thái thấp, thuận lợi hơn Trinh nữ hoàng cung trong việc phát triển vùng trồng dược liệu.
Nhờ các đề tài nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng về hoạt chất Lycorine, ngày nay Náng hoa trắng được áp dụng rộng rãi trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt, u xơ, u nang vú, tử cung, buồng trứng.
Từ những kết quả nghiên cứu về khả năng kháng tế bào u của Lycorine, sản phẩm Vương Bảo đã ra đời với sứ mệnh hỗ trợ những bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến.
Phương pháp mổ u xơ tuyến tiền liệt
Mổ u xơ tiền liệt tuyến là phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng khi bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng kích thước khối u lành tính >80g nên các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng. Các phương pháp mổ nội soi và nút động mạch tuyến tiền liệt là những phương pháp được lựa chọn nhiều. Mời bạn xem chi tiết các phương pháp mổ u xơ:
Điều trị bệnh u tuyến tiền liệt ác tính
Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt thường được lựa chọn:
Phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính: được thực hiện khi bệnh còn ở giai đoạn mới chớm, các tế bào ung thư tuyến tiền liệt mới hình thành và chưa di căn.
Điều trị bằng cách giảm nội tiết tố: hormone DHT (Dihydrotestosteron) được cho là nguyên nhân sâu xa khiến các tế bào tuyến tiền liệt tăng sản nhanh chóng. Việc làm giảm các nội tiết tố DHT sẽ tác động làm hạn chế sự tăng sinh của các tế bào tuyến tiền liệt. Có 2 phương pháp điều trị nội tiết tố là: phẫu thuật cắt tinh hoàn và uống thuốc Nam điều trị từ bên trong.
Xạ trị: là phương pháp dùng các tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, nhằm ngăn chặn sự phát triển phân chia tế bào ung thư, đồng thời tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể thực hiện ở mọi giai đoạn bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Liệu pháp điều trị trúng đích điều trị ung thư tuyến tiền liệt: Đây là phương pháp mới được áp dụng không chỉ trên bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt mà còn được áp dụng ở nhiều bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư vú…
Cơ chế hoạt động của liệu pháp điều trị trúng đích này là dùng các loại thuốc đặc trị tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt – những phân tử đặc hiệu (hay còn gọi là các phân tử đích) được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự phát triển của khối ung thư tuyến tiền liệt. Từ đó nhằm tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển, phân chia và xâm lấn của các tế bào ung thư tiền liệt tuyến.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng