Theo Y học cổ truyền, phì đại tuyến tiền liệt là căn bệnh nam khoa liên quan đến “khí” và “huyết” trong cơ thể không được điều hòa. Vì vậy, để điều trị phì đại tuyến tiền liệt theo Đông y, cần xác định được các thể lâm sàng gây bệnh, từ đó có bài thuốc điều trị phù hợp.
Mục lục
Phì đại tuyến tiền liệt theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, ngũ tạng con người đều có chân “khí” Nguyên khí (Tiên thiên), Thận khí, Phế khí, Tâm khí, Can khí, Tỳ khí và “huyết” – có nguồn gốc từ quá trình ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng tái tạo ra máu (huyết) duy trì sự sống của cơ thể.
Cụ thể là:
Khi máu lưu thông đến các “cơ phụ” – các thùy của tuyến tiền liệt (bao quanh phần sau ống niệu đạo), Thận khí không thể đẩy máu lưu thông toàn bộ, mỗi lần làm sót lại một chút. Sự tích tụ lâu dần khiến “cơ phụ” ngày càng phình to và chẹn vào ống niệu đạo, làm kích thước ống niệu đạo bị thu hẹp gây ra hiện tượng tắc tiểu.
Phì đại tuyến tiền liệt được xếp vào các thể lâm sàng: ‘Lâm Chứng’, ‘Bạch Trọc’, ‘Huyết Lâm’, ‘Bạch Dâm’, ‘Niệu Tinh’, ‘Tinh Trọc’, ‘Lâm Trọc’, ‘Lao Lâm’, ‘Khí Lâm’.
Để tìm hiểu chi tiết về phì đại tuyến tiền liệt, mời bạn tìm hiểu:
Triệu chứng và nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt
Ngành Y học cổ truyền nhận định các nguyên nhân dưới đây là yếu tố chính gây phì đại tuyến tiền liệt:
- Thấp nhiệt ứ trệ ở vùng hạ tiêu.
- Âm hư hoả vượng.
- Tỳ khí hạ hãm.
- Thận nguyên hư suy.
- Tinh cung bị ứ trở.
- Phế nhiệt, khí uất.
1. Thấp nhiệt ứ trệ ở vùng hạ tiêu
Xuất hiện sau khi cơ thể nhiễm cảm hàm, cảm nhiệt thấp, từ đó thấm xuống bàng quang, chuyển vào kết ở tinh cung, ứ huyết và trọc tinh. Cũng kết ngưng và tích tụ dần nhưng không tự hóa được, từ đó gây nên bệnh.
Nguyên nhân: Thấp nhiệt ứ trệ ở vùng hạ tiêu thường do người bệnh ăn uống thất thường, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh hoặc đồ ngọt…
Triệu chứng thường gặp: Tiểu nhiều, tiếu rắt, đường tiểu nóng, đau, đường tiểu thường có chất trắng đục dính như mỡ tiết ra, vùng hội âm trướng đau, đau lan đến bụng dưới, xuống xương cùng, âm hành và đùi, toàn thân lúc nóng lúc lạnh, nước tiểu vàng, đỏ hoặc đau, tiểu ra máu, táo bón, miệng khô, đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Hoạt Sác.
2. Âm hư hỏa vượng

Nguyên nhân: Sinh hoạt tình dục quá mức làm cho tinh khí hao tổn, thận tinh bị tổn hại; tướng hỏa vọng động làm cho tinh bị tổn hại và ngăn trở, rót vào tinh cung, thấp trệ hóa thành nhiệt khiến cho bại tinh hợp với hỏa tiết ra.
Triệu chứng thường gặp: Lưng đau, chân mỏi, đầu váng, hoa mắt, ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh, rối loạn sinh dục, vùng hội âm có cảm giác nặng tức, khi tiểu và đại tiện thì tiết ra chất dịch đục, hoạt động thì ra mồ hôi, tiểu ít, nước tiểu đỏ, tiểu không tự chủ, lưỡi đỏ, mạch Sác.
3. Tỳ khí hạ hãm
Nguyên nhân: Do người bệnh lao động quá sức, có thói quen ngồi lâu; bên cạnh đó việc ăn uống thất thường tác động kèm khiến cho Tỳ khí bị tổn thương. Tỳ không hóa được thấp, ứ trệ ở tinh cung, trung khí hạ hãm, cốc khí không chuyển được xuống dưới, tinh và trọc tương bác nhau gây u xơ tuyến tiền liệt và tiểu đục.
Triệu chứng thường gặp: Sắc mặt không tươi, không có sức, hồi hộp, hơi thở ngắn, tay chân lạnh, tự ra mồ hôi, tiểu nhiều, tiểu gắt, tiểu không tự chủ, tiểu ra chất dịch đục, lao động thì bệnh nặng hơn, vùng hội âm nặng tức, lưỡi nhạt, béo bệu, mạch Tế mà Nhuyễn.
4. Thận nguyên hư suy

Nguyên nhân: Do người bệnh tuổi tác càng cao thì thân thể càng suy yếu (mà đặc biệt là khả năng lọc nước tiểu của thận). Tinh quan và mệnh môn hỏa suy, không vững, tinh không bế tràng được nên gây ra bệnh.
Triệu chứng thường thấy: Lưng đau mỏi, chân lạnh, tinh thần uể oải, sợ lạnh, trong, mặt trắng nhạt, tiểu không hết, liệt dương, tảo tinh, lưỡi nhạt bệu, mạch Trầm Tế.
5. Tinh cung bí trở (ứ trệ tinh cung)
Nguyên nhân: Do thấp nhiệt lâu ngày không được thanh đi, tướng hỏa lâu ngày không tiết ra được, tinh cung bị ứ lại trong bàng quang và tuyến tiền liệt không thể thoát ra ngoài.
Triệu chứng thường gặp: Vùng hội âm nặng, đau, đau như kim đâm, đau lan đến bụng dưới, đến dịch hoàn, âm hành hoặc tiểu ra máu, lưỡi đỏ tím, mạch Huyền Sáp, quầng mắt thâm đen.
6. Phế nhiệt, khí uất
Nguyên nhân: Do khí uất nên nhiệt tràn xuống bàng quang, tích tụ làm phì đại tuyến tiền liệt.
Triệu chứng thường gặp: Lạnh nhiều, sốt cao, khát muốn uống, vùng hội âm sưng đỏ, nóng, đau, tiểu nhiều, tiểu gắt, đường tiểu buốt, đi tiểu không thấy thoải mái, tiểu ra mủ máu, táo bón, bụng dưới đau, hậu môn nặng, đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền, Hoạt Sác.
Chữa trị phì đại tuyến tiền liệt với Y học cổ truyền
Y học cổ truyền thường áp dụng 2 phương pháp chính trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt là: dùng các bài thuốc sắc uống trị bệnh từ bên trong; kết hợp châm cứu điều trị bệnh từ bên ngoài.
Điều trị u xơ tuyến tiền liệt theo từng nguyên nhân
Tùy thuộc vào các thể lâm sàng, các nguyên nhân gây bệnh khác nhau ở từng bệnh nhân mà các thầy thuốc sẽ đưa ra các vị thuốc, liều lượng từng loại để có bài thuốc điều trị bệnh phù hợp cho từng bệnh nhân. Cụ thể như:
Bài thuốc: Bát Chính Tán Gia Giảm
- Tác dụng: làm thanh nhiệt, lợi thấp, hóa trọc, thông lâm cho người bệnh bị thấp nhiệt ứ trệ ở vùng hạ tiêu.
- Nguyên liệu: Cù mạch, Mộc thông, Xa tiền tử, Biển súc, Hoạt thạch, Đăng tâm, Chi tử, Đại hoàng, Cam thảo.
- Dùng sắc uống 3 lần/ngày, nên uống sau khi ăn. Uống ngày 1 thang.
Bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn hợp với Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm
Tác dụng: Làm thanh huyết, ích thận, tưởng hỏa, tư âm cho bệnh nhân do Âm hư hỏa vượng gây ra.
Nguyên liệu:
- Tri mẫu, Hoàng bá, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả.
- Địa hoàng, Sơn dược, Sơn thù nhục, Tỳ giải, Thạch xương bồ.
- Phục linh, Bạch truật, Liên tử tâm, Đan sâm, Xa tiền tử.
- Dùng sắc uống 3 lần/ngày, nên uống sau khi ăn. Uống ngày 1 thang.
Bài Bổ Trung Ích Khí Thang hợp với Thỏ Ty Tử Hoàn
Tác dụng: Bổ tỳ, ích khí, giáng trọc, thăng thanh cho người bệnh do Tỳ khí hạ hãm gây ra.

Nguyên liệu:
- Thỏ ty tử, Phục linh, Sơn dược, Liên nhục, Kỷ tử
- Hoàng kỳ, Đảng sâm, Cam thảo, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Đương quy, Trần bì.
- Ngày uống 1 thang, sắc uống làm 3 lần.
Bài Tả Quy Hoàn hợp với Kim Tỏa Cố Tinh Hoàn
Tác dụng: Ôn thận, cố tinh cho người bệnh bị Thận nguyên hư suy.
Nguyên liệu:
- Thục địa, Kỉ tử, thỏ ti tử, Quy giao, hoài sơn, lộc giao.
- Long cốt, mẫu lệ, thục địa, hoài sơn, ngưu tất, Lộc giác
- Sơn thù, sa uyển, quy đầu, khiếm thực, đỗ trọng, liên tu, Phụ tử, nhục quế
- Uống ngày 1 thang.
Bài thuốc Tiền Liệt Tuyết Thang
Tác dụng: Giúp thông lạc, hoạt huyết, thông can, khứ ứ với người bệnh bị Ứ trở tinh cung.
Nguyên liệu:

- Đan sâm, Trạch lan, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa.
- Nhũ hương, Một dược, Xuyên luyện tử, Thanh bì.
- Tiểu hồi, Bại tương thảo, Bồ công anh, Bạch chỉ
- Sắc uống ngày 1 thang.
Bài Hoàng Liên Giải Độc Thang hợp với Ngũ Thần Thang và Bát Chính Tán
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiết hỏa thông lâm cho người bệnh bị Phế nhiệt, khí uất.
Nguyên liệu:
- Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Chi tử, Kim ngân hoa.
- Địa đinh, Xa tiền tử, Xích linh, Ngưu tất, Mộc thông, Biển súc.
- Hoạt thạch, Đại hoàng, Cam thảo, Cù mạch, Đăng tâm.
- Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chung điều trị phì đại tuyến tiền liệt
Đây là các bài thuốc được xây dựng và nghiên cứu trong điều trị chung (điều trị phổ cập) cho người bệnh. Nó có nguồn gốc từ các công trình nghiên cứu trong nhiều năm của các Thạc sĩ, Giáo sư, Tiến sĩ ngành Y học cổ truyền.
1. Bài thuốc từ cây Náng hoa trắng điều trị u xơ tuyến tiền liệt
Năm 1963 giáo sư Đỗ Tất Lợi, Ngô Văn Thu và Phạm Xuân Cù làm đề tài tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học trong cây Náng hoa trắng ở Việt Nam và đã phát hiện có rất nhiều thành phần Alcaloit trong lá, hoa và củ náng hoa trắng.
Tiếp sau đó, năm 2001, Tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt (Nguyên Viện phó Viện Dược Liệu TW ) tiếp tục nghiên cứu về đề tài dùng cây Náng hoa trắng hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt.
Năm 2008, đề tài công bố kết quả đã cho thấy:
- Trong cây Náng hoa trắng có chứa 64 loại Alkaloid, trong lá, hoa, củ nhưng tập trung nhiều nhất ở lá.
- Hàm lượng chất xanh trong Náng hoa trắng có tác dụng tốt cho người bệnh u xơ tiền liệt tuyến.

Nguyên liệu:
- Lá náng hoa trắng khô: 6g
- Cây xạ đen: 40g
- Ké đầu ngựa: 10g
Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào sắc với khoảng 1,5 lit nước lọc. Khi nồi sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 20 phút rồi bắc xuống. Để nước sắc nguội, dùng uống sau bữa ăn 3 lần/ngày. Không uống nước sắc khi đã để qua đêm. Thực hiện liên tục 6 tuần và theo dõi kết quả.
Xem thêm: Thuốc Nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt
2. Bài Thận Khí Hoàn Gia Giảm
Đây là đề tài nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Thị Tú Anh cùng các cộng sự hướng đến điều trị u phì đại tuyến tiền liệt lành tính.
Nguyên liệu:
- Sơn thù, hoài sơn, bạch linh, trạch tả, mẫu đơn bì: mỗi loại 6g.
- Ngưu tất, xa tiền tử: mỗi loại 7g
- Nhục quế, phụ tử chế: mỗi loại 2g.
- Thục địa: 12g
- Nấm linh chi: 30g.
- Sắc uống 3 lần/ngày, ngày uống 1 thang.
3. Bài Hoàng Xích Hương
Hoàng Xích Hương là bài thuốc của bác sĩ Trần Xuân Dâng được tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm ở trường Đại học Y Huế.
Nguyên liệu:
- Xích đồng nam: 50g
- Thục địa, hoài sơn: mỗi vị 10g
- Mẫu đơn bì, bạch linh, trạch tả: mỗi vị 8g
- Mật ong: 2g.
- Sắc uống 1 thang/ngày.
Châm cứu
Châm cứu là phương pháp kích thích vào các huyệt vị của người bệnh từ bên ngoài nhằm mục đích đả thông khí huyết, loại bỏ ứ trệ, từ đó góp phần hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt, làm giảm triệu chứng bệnh và kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt.

Một số thể châm cứu điều trị phì đại tuyến tiền liệt của Y học cổ truyền:
1.Người bệnh bị chứng bí tiểu, khó tiểu hoặc không thể tiểu tiện được.
Tiến hành châm cứu vào:
- Huyệt Trung cực: Nằm giữa đường nối của xương mu và rốn.
- Huyệt Tam âm giao: Nằm gần vị trí mắt cá chân, kéo lên 3 thốn.
- Huyệt Khí hải: Gần đốt sống thắt lưng số 3.
2. Người bệnh bị thực chứng
Thường xuất hiện các triệu chứng cấp tính. Tiến hành châm cứu:
- Huyệt Thận du: có vị trí nằm ngang huyệt Mệnh môn, dưới mỏm đốt sống thắt lưng số 2.
- Huyệt Quan nguyên du: Dưới mỏm đốt sống thắt lưng số 5.
3. Người bệnh bị hư chứng
Bệnh kéo dài, người bệnh có dấu hiệu mỏi mệt, suy nhược. Châm cứu ở 2 huyệt vị:
- Âm lăng tuyền: Nằm ở phần nhô cao nhất tại đầu gối
- Huyệt Bàng quang du: Nằm ngang với đốt xương thiêu số 2, lõm vào phần xương cùng và phần xương chậu ở phía sau.
Tìm hiểu thêm:
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng