Nguyên nhân tiểu ra máu là gì? Giải pháp nào cho hiện tượng tiểu ra máu? Đó là những câu hỏi mà nhiều nam giới thắc mắc khi bị tiểu ra máu.
Tiểu ra máu là hiện tượng xuất hiện máu trong nước tiểu, khiến nước tiểu từ màu hơi vàng chuyển sang màu hồng, đỏ hay màu cola. Trong một số trường hợp nguyên nhân gây ra là vô hại, nhưng trong nhiều trường hợp đây là một tín hiệu cảnh báo của một số rối loạn nghiêm trọng, đặc biệt là ở nam giới. Trong bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nam giới và giải pháp khi bị tiểu ra máu, mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục
Phân biệt tiểu ra máu và nước tiểu có màu đỏ ở nam giới
Tiểu ra máu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường gọi là tiểu máu đại thể. Lúc đó, nước tiểu sẽ có màu hồng, màu đỏ hay màu nâu đôi khi còn thấy cục máu đông trong dòng nước tiểu. Tuy nhiên nhiều trường hợp mắt thường không thể nhận thấy được thì cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sự có mặt hồng cầu, khi số lượng hồng cầu vượt quá 10.000 đơn vị trên 1 ml nước tiểu được gọi là tiểu máu vi thể.
Nước tiểu có màu đỏ hầu hết không gây hại đến người bệnh, đây là kết quả của việc ăn thực phẩm có chứa phẩm màu hay màu tự nhiên như củ dền, củ cải đường, dâu đen. Ngoài ra nguyên do còn có thể là bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh rifampicin, metronidazol hay máu theo dòng nước tiểu ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
Vì sao nam giới bị tiểu ra máu?
Đường tiết niệu nam giới gồm: thận, niệu quản, tuyến tiền liệt, bàng quang và niệu đạo. Tất cả đều có nhiệm vụ chung là loại bỏ các chất thải của quá trình chuyển hóa ra ngoài cơ thể. Sự xuất hiện của máu trong nước tiểu có thể là do vấn đề của một hay một số những cơ quan trên.
Nhiễm trùng bàng quang
Bàng quang có nhiệm vụ là nơi tích trữ và tiến hành chuyển động co bóp tống nước tiểu ra ngoài. Nhiễm trùng bàng quang xảy ra khi vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể theo niệu đạo, nhân lên trong bàng quang. Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) là chủng vi khuẩn phổ biến gây ra nhiễm trùng bàng quang.
Khi nhiễm trùng bàng quang, ngoài tiểu ra máu bệnh nhân có thể có một số triệu chứng khác bao gồm: đau rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu đục hoặc mùi rất nặng.
Nhiễm trùng thận (viêm bể thận)
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng thận bằng 4 đường chính gồm: đường tiểu dưới (bàng quang, niệu đạo), máu, bạch huyết và các cơ quan lân cận (ổ bụng, cơ quan sinh dục. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do sự sinh sôi và di chuyển của vi khuẩn ở đường tiểu dưới lên thận gây nhiễm khuẩn.
Triệu chứng của nhiễm trùng thận tương tự như nhiễm trùng bàng quang tuy nhiên còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, cảm giác đau ở mạn sườn.
Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận
Nồng độ các chất khoáng trong nước tiểu cao gây lắng đọng, tích tụ lâu ngày trên thành bàng quang và thận hình thành sỏi. Thông thường những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu đi ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng mà gần như không có dấu hiệu gì. Tuy nhiên những viên sỏi to, góc cạnh không đều dễ bị mắc kẹt lại bàng quang, thận hay những vị trí khác trong đường tiết niệu.
Với những viên sỏi lớn, một số triệu chứng đáng lưu ý hơn so với tiểu ra máu gồm: đau bụng có thể kèm theo nôn, buồn nôn, đau vùng thắt lưng, cơn đau quặn thường kèm theo đái buốt, đái rắt, đái són.
Trong cơn đau, nước tiểu bệnh nhân đục, đỏ, một số trường hợp có thể nhìn thấy rõ máu trong nước tiểu, nhưng có khi đi ra máu nhưng không thể quan sát được bằng mắt thường mà phải soi dưới kính hiển vi hoặc làm xét nghiệm mới phát hiện được sự có mặt của hồng cầu.
Phì đại tuyến tiền liệt
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiểu ra máu ở nam giới, đặc biệt là nam giới trung tuổi là phì đại tuyến tiền liệt.
Tuyến tiền liệt là một phần của hệ thống sinh sản nam giới, có chức năng tiết ra một phần tinh dịch. Phì đại tuyến tiền liệt gây ra bởi sự tăng sinh của tế bào biểu mô và tế bào trong vùng chuyển tiếp của tuyến tiền liệt. Phì đại tuyến tiền liệt thường phổ biến ở đàn ông trung niên, người ta ước tính rằng có khoảng 50% nam giới độ tuổi trên 60 mắc phì đại tuyến tiền liệt và con số này lên đến 90% ở nam giới trên 80 tuổi.
Khi tuyến tiền liệt phình to sẽ chèn ép niệu đạo gây khó khăn cho việc tiểu tiện, lúc đó bàng quang phải làm việc nhiều hơn để tống nước tiểu ra ngoài, điều này có thể khiến bàng quang bị tổn thương và chảy máu.
Các triệu chứng và dấu hiệu của phì đại tuyến tiền liệt bao gồm: khó tiểu, hay đi tiểu đêm, rặn khi tiểu, dòng nước tiểu gián đoạn, cảm giác bàng quang đầy mặc dù vừa đi tiểu, máu trong nước tiểu.
Bệnh thận (viêm cầu thận)
Cầu thận là một phần quan trọng của thận đảm nhiệm chức năng đào thải và loại bỏ chất dư thừa ra khỏi máu. Bất cứ nguyên nhân nào làm tổn thương đến cầu thận đều ảnh hưởng đến khả năng làm sạch máu, đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể của thận. Khi bị viêm cầu thận, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận.
Nguyên nhân gây viêm cầu thận có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: nhiễm trùng, bệnh miễn dịch (lupus ban đỏ, hội chứng goodpasture, bệnh lý thận IgA, bệnh mạch máu), bệnh toàn thân ảnh gây ảnh hưởng đến chức năng thận (cao huyết áp, tiểu đường).
Ung thư
Đi tiểu ra máu là một trong những triệu chứng gặp phải khi bệnh nhân mắc phải ung thư bàng quang, ung thư thận và ung thư tuyến tiền liệt. Máu trong nước tiểu có thể ở dạng vi thể hoặc đại thể, do vậy trong nhiều trường hợp bệnh nhân cần phải làm xét nghiệm hoặc soi dưới kính hiển vi mới phát hiện được.
Tuy nhiên, thật không may một số nam giới không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, giai đoạn mà những căn bệnh này dễ điều trị hơn, do vậy bệnh nhân cần thường xuyên làm xét nghiệm tầm soát ung thư.
Rối loạn di truyền
Các bệnh lý di truyền như thiếu máu tế bào hình liềm hay hội chứng Alport cũng là những nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nam giới.
Thiếu máu tế bào hình liềm là một khiếm khuyết di truyền của hemoglobin trong hồng cầu, tế bào hồng cầu khỏe mạnh không đủ để mang đầy đủ oxy trong cơ thể người bệnh – gây ra tiểu máu ở cả hai dạng vi thể và đại thể.
Hội chứng Alport là hội chứng gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận, do đó ảnh hưởng đến màng lọc ở cầu thận, gây tiểu ra máu.
Do tác dụng không mong muốn của thuốc
Trong một số trường hợp tiểu ra máu không phải do nguyên nhân từ đường tiết niệu mà do sử dụng một số loài thuốc như: thuốc chống đông máu (warfarin, aspirin), thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống ung cyclophosphamide.
Tập thể dục mạnh
Tuy rất hiếm gặp nhưng tập thể dục mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nam giới. Nguyên nhân có thể là do quá trình vận động quá mức gây mất nước, vỡ hồng cầu, tổn thương bàng quang gây tiểu máu đại thể.
Ảnh hưởng của tình trạng tiểu ra máu đối với nam giới
Hiện tượng tiểu ra máu không hiếm gặp ở nam giới, tuy nhiên nhiều người chủ quan, không thăm khám hậu quả là tình trạng bệnh nặng thêm gây nhiều ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày:
- Người bệnh cảm thấy lo lắng khi tiểu ra máu, kèm với các triệu chứng kèm theo như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần…
- Suy giảm sức khỏe: Việc mất máu qua đường tiểu khiến cơ thể suy nhược, xanh xao, mệt mỏi.
- Suy giảm chức năng sinh lý: Bệnh nhân khi tiểu ra máu thường kèm theo đái buốt, đái rắt do đó né tránh chuyện quan hệ vợ chồng.
- Tăng nguy cơ vô sinh: Các bệnh lý gây tiểu ra máu chủ yếu là ở thận và tuyến tiền liệt do đó nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng tinh trùng dẫn đến nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
- Đe dọa đến tính mạng: Các bệnh lý ung thư thận, ung thư bàng quang nếu không được phát hiện kịp thời để chữa trị sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng nam giới.
Phương pháp chẩn đoán tiểu ra máu ở nam giới
Trong chẩn đoán tiểu ra máu ở nam giới điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân, để xác định nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra sự có mặt của các chất khoáng nguyên nhân gây sỏi thận, xác bạch cầu và vi khuẩn gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Chẩn đoán hình ảnh: Thực hiện các xét nghiệm như chụp X-quang, CT, MRT, siêu âm ổ bụng, thận… để có thêm thông tin chính xác nguyên nhân gây ra.
- Xét nghiệm máu: Các bệnh về máu, kháng nguyên, kháng thể bất thường… của tác nhân gây bệnh có thể được tìm thấy.
- Chụp hệ tiết niệu ngược dòng: Bằng cách đưa ống thông có gắn camera, có thể nhìn rõ tổn thương ở phía trong niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận của bệnh nhân.
Giải pháp nào cho tiểu ra máu ở nam giới
Không có phương pháp điều trị chung nào cho tiểu ra máu, việc điều trị sẽ dựa vào nguyên nhân gây tiểu ra máu, cụ thể như sau:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh nhân sẽ được sử dụng kháng sinh đặc trị, căn cứ vào mức độ bệnh và tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp.
- Sỏi thận, sỏi bàng quang: Phương pháp đơn giản nhất là uống thật nhiều nước và tập luyện thể thao, khi chúng không có hiệu quả thì phải cần sử dụng các phương pháp khác như dùng thuốc tan sỏi, dùng sóng xung kích để tán sỏi thành mảnh nhỏ hay phẫu thuật lấy sỏi.
- Phì đại tuyến tiền liệt: Mục tiêu của điều trị phì đại tuyến tiền liệt là giảm nhẹ các triệu chứng, do đó lựa chọn phương pháp điều trị sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đó. Các phương pháp bao gồm: thay đổi thói quen lối sống, dùng thuốc (thuốc giãn cơ, thuốc kháng hormon), phẫu thuật. ➤ Đọc chi tiết: Chữa phì đại tuyến tiền liệt
- Bệnh thận: Khi chức năng thận suy giảm cần phải giảm áp lực thận bằng cách điều chỉnh chế độ ăn hợp lý (điều chỉnh lượng muối, phosphor, protein trong mỗi bữa ăn), vận động thường xuyên và kết hợp sử dụng thuốc.
- Ung thư: Hóa trị, xạ trị, phẫu thuật là những phương pháp được sử dụng. Tùy từng bệnh nhân mà sẽ có chỉ định riêng rẽ hoặc phối hợp các phương pháp để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
- Thuốc: Trong trường hợp nghi ngờ sử dụng thuốc là nguyên nhân gây tiểu ra máu, bệnh nhân cần báo với bác sĩ để thay đổi loại thuốc hoặc để giảm tác dụng phụ của thuốc.
Phì đại tuyến tiền liệt có thể được điều trị bằng thuốc tây hoặc thảo dược. Khi sử dụng thuốc tây mặc dù tác dụng nhanh nhưng cũng sẽ gặp nhiều tác dụng không mong muốn như: rối loạn cương dương, giảm ham muốn, do đó người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm từ thảo dược vẫn có hiệu quả trong điều trị các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt mà không xảy ra các tác dụng không mong muốn.
Trong số các sản phẩm từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt thì Vương Bảo là sản phẩm được nhiều người tin dùng. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược như Hải trung kim, Rau tàu bay, Nam sài hồ và đặc biệt là Náng hoa trắng – loại thảo dược quý được sử dụng trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt từ xa xưa. Sản phẩm Vương Bảo được phân phối rộng rãi trên các nhà thuốc toàn quốc do đó bạn có thể dễ dàng tìm mua hoặc bạn có thể tìm kiếm điểm bán “TẠI ĐÂY”
Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp khi đi tiểu ra máu ở nam giới. Hy vọng bài viết đã cung cấp được kiến thức giúp bạn phần nào xác định triệu chứng mình gặp do bệnh gì, tuy nhiên trong trường hợp đái máu kéo dài bạn cần đến nhanh các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác nhất.
Tài liệu tham khảo
- http://benhvien108.vn/dau-hieu-benh-than-va-suy-than-.htm
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/324824#types
- https://www.webmd.com/digestive-disorders/blood-in-urine-causes#1
- https://www.verywellhealth.com/hematuria-blood-in-urine-possible-causes-in-men-2328356
- https://www.nhs.uk/conditions/blood-in-urine/
- http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tieu-tien-ra-mau-phan-biet-va-nguyen-nhan-1967
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng